Giới thiệu
Giới thiệu Khoa Quản trị - Kinh doanh
1. SƠ NÉT VỀ KHOA QUẢN TRỊ - KINH DOANH
Khoa Quản trị - Kinh doanh được hình thành trên sự tổng hòa sức mạnh của hai Khoa tiền thân là Khoa Quản trị Kinh doanh và Khoa Thương mại – Du lịch.
Hiện nay, Khoa Quản trị - Kinh doanh là một trong những khoa chủ lực của trường, có đội ngũ giảng viên trình độ chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm thực tiễn. Chương trình đào tạo tiên tiến, có tính ứng dụng và thực hành cao, phù hợp với nhu cầu của Doanh nghiệp và xu hướng hội nhập quốc tế. Với đội ngũ Giảng viên có trình độ chuyên môn cao (Được đào tạo trong và ngoài nước), năng động, sáng tạo, có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và quản lý. Khoa đã đào tạo thành công nhiều thế hệ Sinh viên - Học sinh ưu tú góp phần vào công cuộc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Khoa luôn phấn đấu cùng Nhà trường phát triển vượt bậc hơn nữa trong nhiều mặt, góp sức cho sự phát triển bền vững của Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các địa phương khác trong cả nước.
2. CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO
Trình độ Cao đẳng
- Ngành: Quản trị Kinh doanh
- Ngành: Kinh doanh thương mại
- Ngành: Kinh doanh xuất nhập khẩu
- Ngành: Kinh doanh quốc tế
- Ngành: Logistics
- Ngành: Marketing
Trình độ Trung cấp
- Ngành: Quản lý Doanh nghiệp
- Ngành: Dịch vụ Logistics
- Ngành: Kinh doanh xuất nhập khẩu
- Ngành: Kinh doanh thương mại và dịch vụ
3. GIỚI THIỆU NGÀNH HỌC
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Mục tiêu chung
Chương trình cử nhân kinh tế chuyên ngành Quản trị kinh doanh Trường Cao đẳng Kinh Tế Tp.HCM nhằm trang bị cho người học kiến thức về cơ sở lý luận, kỹ năng thực hành nghề nghiệp thành thạo có đạo đức nghề nghiệp, có thái độ phù hợp với công việc, có khả năng tự học tập, có khả năng làm việc và thăng tiến trong môi trường làm việc quốc tế, và có khả năng hội nhập cao khi tham gia thị trường lao động khu vực và quốc tế.
2. Mục tiêu cụ thể
Kiến thức:
- Có kiến thức về chính trị, kinh tế, xã hội làm nền tảng để nghiên cứu các môn nghiệp vụ về quản trị kinh doanh để có khả năng tổ chức công tác quản trị tại các doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp
- Có kiến thức chuyên môn để giải quyết những vấn đề liên quan đến công tác quản trị và phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Có kiến thức về ngoại ngữ và tin học để ứng dụng trong công tác quản trị kinh doanh
Kỹ năng:
- Trang bị các kỹ năng thực hành nghề nghiệp cần thiết bao gồm những kỹ năng liên quan đến việc thu thập thông tin, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề cũng như các kỹ năng thu thập, tổng hợp, phân tích, lập kế hoạch, quản lý, điều hành hiệu quả trong lĩnh vực quản trị kinh doanh
- Trang bị các kỹ năng mềm cần thiết cho phát triển bản thân và nghề nghiệp.
Thái độ:
- Có đạo đức nghề nghiệp vững vàng, phẩm chất tốt để sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của xã hội trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế.
- Có ý thức và năng lực học tập suốt đời để nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn thích ứng với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội
II. CÁC MÔN HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Số lượng môn học: 42 môn
Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 95 Tín chỉ
Khối lượng các môn học chung: 435 giờ
Khối lượng các môn học chuyên môn: 1.935 giờ
Khối lượng lý thuyết: 558 giờ; Thực hành, thực tập, kiểm tra: 1.712 giờ
1. Các môn học chung:
Giáo dục chính trị, Pháp luật, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và An ninh, Tin học, Ngoại ngữ.
2. Các môn học chuyên môn:
Môn học cơ sở:
Toán cao cấp, Toán kinh tế, Soạn thảo văn bản, Pháp luật kinh tế, Kinh tế vi mô, Nguyên lý kế toán, Nguyên lý thống kê, Quản trị học, Marketing căn bản, Ngoại ngữ chuyên ngành quản trị kinh doanh, Tư duy phản biện.
Môn học chuyên môn:
Quản trị chiến lược; Quản trị chất lượng; Quản trị Marketing; Quản trị nguồn nhân lực; Quản trị tài chính; Quản trị sản xuất; Hành vi tổ chức; Tin học ứng dụng trong kinh doanh; Hệ thống thông tin quản lý; Kỹ năng quản trị; Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp; Kế toán quản trị; Thuế; Quản trị kinh doanh quốc tế; Khởi sự kinh doanh; Thực tập quản trị doanh nghiệp.
Nhóm môn học chuyên môn tự chọn:
- Nhóm 1 (Chọn 1 trong 3): Tâm lý học quản lý; Phương pháp nghiên cứu kinh doanh; Lý thuyết tài chính tiền tệ
- Nhóm 2 (Chọn 2 trong 4 môn học sau): Quản trị thương hiệu; Thị trường chứng khoán; Quản trị dự án; Quản trị hành chính văn phòng
- Nhóm 3 (Chọn 3 trong 5 môn học sau): Kế toán tài chính doanh nghiệp; Thực hành quản trị trên máy; Thương mại điện tử; Quản trị sự thay đổi; Nghệ thuật lãnh đạo
- Môn học thực tập: Thực hành quản trị doanh nghiệp, Thực tập cuối khóa
3. Các kỹ năng mềm học ngoại khóa:
Kỹ năng giao tiếp ứng xử trong trường và xã hội, Kỹ năng làm việc nhóm, Kỹ năng thuyết trình, trình bày, Kỹ năng phỏng vấn, tìm việc làm, Kỹ năng khởi nghiệp
III. VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP
Người học tốt nghiệp đạt chuẩn đầu ra chuyên ngành Quản trị kinh doanh Trường Cao đẳng Kinh Tế Tp.HCM chủ yếu làm việc tại các bộ phận, phòng ban về Bán hàng, Kế hoạch, Kinh doanh, Marketing, Nhân sự,... thuộc các tổ chức kinh tế và các cơ quan hữu quan, hoặc có khả năng tự tổ chức kinh doanh. Người học có thể đảm nhận các vị trí việc làm như là: kinh doanh, hành chính văn phòng, nhân sự, quản lý sản xuất, tài chính, Marketing,.. Ngoài ra người học cũng có thể khởi nghiệp kinh doanh.
Cơ hội phát triển nghề nghiệp: Sau một thời gian làm việc tích lũy đủ kinh nghiệm và có đủ năng lực, điều kiện theo qui định, người học chuyên ngành quản trị kinh doanh có thể đảm nhiệm vị trí: Trưởng phòng kinh doanh, Trưởng phòng nhân sự, Giám đốc kinh doanh,…
IV. ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP
Sinh viên ngành Quản trị kinh doanh được công nhận tốt nghiệp nếu hội đủ các điều kiện sau:
- Hoàn tất các môn học theo đúng chương trình đào tạo và tích lũy đủ số tín chỉ theo quy định của ngành học.
- Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học theo thang điểm 4 phải từ 2,00 trở lên.
- Đạt chuẩn ngoại ngữ và tin học theo quy định hiện hành của trường;
- Có chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất.
- Tại thời điểm xét tốt nghiệp, sinh viên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không bị kỷ luật từ mức đình chỉ học trở lên.
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA SINH VIÊN
Sinh viên năm 2 với môn thực hành kinh doanh
Cuộc thi học sinh sinh viên giỏi hàng năm - "Ý tưởng khởi nghiệp - 2018"
Sinh viên tham dự cuộc thi khởi nghiệp quốc gia hàng năm
Tiết học mô phỏng kinh doanh môn khởi sự kinh doanh - "Rèn luyện bản lĩnh doanh nhân"
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
NGÀNH KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo ngành Kinh doanh xuất nhập khẩu được thiết kế để đào tạo nhân sự trình độ cao đẳng tham gia vào các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu bao gồm nhiều hình thức như: kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh dịch vụ (dịch vụ logistics, dịch vụ tài chính quốc tế...), đầu tư quốc tế trực tiếp hoặc gián tiếp.
Đào tạo được người học tốt nghiệp chuyên ngành Kinh doanh xuất nhập khẩu Trường Cao đẳng Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh đạt chuẩn đầu ra có kiến thức, thành thạo kỹ năng về lĩnh vực chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp, có thái độ phù hợp với công việc, có khả năng tự học tập, có khả năng làm việc và thăng tiến trong môi trường làm việc quốc tế, và có khả năng hội nhập cao khi tham gia thị trường lao động khu vực và quốc tế.
2. Mục tiêu cụ thể
Kiến thức:
- Trình bày được kiến thức nền tảng về kinh doanh, môi trường kinh doanh xuất nhập khẩu, quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Trình bày được các xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới để từ đó đánh giá đến các yếu tố tác động đến hoạt động kinh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
- Nhận biết được nội dung và cách thức thực hiện một số hình thức kinh doanh quốc tế như kinh doanh xuất nhập khẩu, dịch vụ logistics, tài chính quốc tế, đầu tư quốc tế.
- Trình bày được quy trình nghiệp vụ cơ bản trong kinh doanh xuất nhập khẩu gồm: thanh toán quốc tế, vận tải – bảo hiểm ngoại thương, tổ chức thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu, marketing quốc tế.
Kỹ năng:
- Giải thích và đánh giá được các nội dung điều khoản cần đàm phán trong hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu (hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng gia công quốc tế, hợp đồng chuyển giao công nghệ quốc tế) để có thể soạn thảo các hợp đồng có hiệu quả và hiệu lực;
- Thực hiện được các nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu như: tổ chức hoạt động marketing quốc tế, thuê tàu, mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu, làm thủ tục hải quan, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế;
- Soạn thảo được các chứng từ xuất nhập khẩu như: hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói...;
- Giải thích, đánh giá và lựa chọn được chiến lược phát triển phù hợp trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu;
- Có khả năng làm việc nhóm, có kỹ năng giao tiếp tốt với đồng nghiệp, đối tác;
- Có kỹ năng ứng dụng được công nghệ thông tin và sử dụng tiếng Anh giao tiếp và chuyên ngành trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Thái độ:
- Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực và có tính kỷ luật cao, tôn trọng pháp luật.
- Có ý thức cộng đồng và tác phong làm việc của một công dân sống trong xã hội công nghiệp;
- Sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao, thực hiện nghiêm túc các quy định tại nơi làm việc khi thực tập nghề nghiệp.
- Luôn ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của công việc.
II. CÁC MÔN HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Số lượng môn học: 39 môn
Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 93 Tín chỉ
Khối lượng các môn học chung: 435 giờ
Khối lượng các môn học chuyên môn: 1.845 giờ
Khối lượng lý thuyết: 688 giờ; Thực hành, thực tập, kiểm tra: 1.592 giờ
1. Các môn học chung:
Giáo dục chính trị, Pháp luật, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và An ninh, Tin học, Ngoại ngữ.
2. Các môn học chuyên môn:
Môn học cơ sở:
Toán cao cấp, Toán kinh tế, Pháp luật kinh doanh thương mại, Kinh tế vi mô, Nguyên lý kế toán, Nguyên lý thống kê, Quản trị học, Marketing căn bản, Ngoại ngữ chuyên ngành kinh doanh thương mại, Tư duy phản biện.
Môn học chuyên môn (Tự chọn theo định hướng chuyên môn):
Giao dịch thương mại quốc tế, Logistics và chuỗi cung ứng căn bản, Marketing quốc tế, Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu 1, Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu 2, Thanh toán quốc tế, Quan hệ kinh tế quốc tế, Thuế, Thương mại điện tử, Quản trị chất lượng, Vận tải bảo hiểm ngoại thương, Kinh doanh quốc tế, Tài chính quốc tế, Đàm phán thương mại, Thủ tục hải quan.
Môn học thực tập:
Thực tập Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu 1, Thực tập Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu 2, Thực tập cuối khóa.
3. Các kỹ năng mềm học ngoại khóa:
Kỹ năng giao tiếp ứng xử trong trường và xã hội, Kỹ năng làm việc nhóm, Kỹ năng thuyết trình, trình bày, Kỹ năng phỏng vấn, tìm việc làm, Kỹ năng khởi nghiệp
III. VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP
Sau khi tốt nghiệp, người học có thể làm việc ở các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu (tập đoàn đa quốc gia, công ty liên doanh, tổ chức tài chính, các doanh nghiệp Việt Nam có hình thức kinh doanh, sản xuất hay cung cấp dịch vụ đến khách hàng quốc tế...). Một vài cơ hội nghề nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu có thể kể đến như: nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu, nhân viên logistics, nhân viên đầu tư quốc tế, nhân viên tư vấn tài chính quốc tế, nhân viên marketing quốc tế...
Cơ hội phát triển nghề nghiệp: Sau một thời gian làm việc tích lũy đủ kinh nghiệm và có đủ năng lực, điều kiện theo qui định, người học chuyên ngành kinh doanh xuất nhập khẩu có thể đảm nhiệm vị trí quản lý cao hơn.
IV. ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP
Sinh viên ngành Kinh doanh thương mại được công nhận tốt nghiệp nếu hội đủ các điều kiện sau:
Người học được công nhận tốt nghiệp, nếu hội đủ các điều kiện sau:
- Được công nhận là Người học hệ chính quy của trường theo đúng ngành cấp bằng tốt nghiệp;
- Hoàn tất các môn học theo đúng chương trình giáo dục quy định và tích lũy đủ số tín chỉ quy định của ngành đào tạo;
- Đạt chuẩn trình độ ngoại ngữ theo quy định của trường;
- Đạt chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất;
- Tại thời điểm xét điểm tốt nghiệp, Người học không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không bị kỷ luật từ mức đình chỉ học.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
NGÀNH KINH DOANH THƯƠNG MẠI
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo ngành Kinh doanh thương mại được thiết kế để đào tạo nhân sự trình độ cao đẳng tham gia vào các hoạt động kinh doanh thương mại đặc biệt gắn liền với môi trường hội nhập kinh tế quốc tế, gồm nhiều hình thức như: kinh doanh thương mại, kinh doanh dịch vụ (thanh toán quốc tế, marketing thương mại,...), thương mại điện tử,...
Nội dung của khóa học bao gồm các kiến thức và kỹ năng về kinh doanh thương mại trong môi trường toàn cầu hóa về kinh tế như các nghiệp vụ cơ bản trong kinh doanh thương mại, thanh toán quốc tế, các nghiệp vụ liên quan đến mua bán hàng hóa, lưu kho, quản lý chất lượng hàng hóa. Người học đồng thời cũng được trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản về tin học, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán để có thể thích nghi với môi trường kinh doanh thương mại gắn liền với nền kinh tế thế giới.
2. Mục tiêu cụ thể
Kiến thức:
- Trình bày được kiến thức nền tảng về kinh doanh, môi trường kinh doanh.
- Giải thích được các xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới để từ đó đánh giá đến các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nhận biết được nội dung và cách thức thực hiện một số hình thức kinh doanh như kinh doanh hàng hoá trong nước, kinh doanh hàng hoá quốc tế.
- Giải thích được quy trình nghiệp vụ cơ bản trong kinh doanh thương mại gồm: nghiệp vụ mua hàng, nghiệp vụ bán hàng, marketing thương mại, quản lý chất lượng hàng hoá, đàm phán thương mại.
Kỹ năng:
- Giải thích được chính sách kinh doanh của doanh nghiệp.
- Lựa chọn được hình thức kinh doanh hiệu quả.
- Đánh giá được tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thực hiện được một số nghiệp vụ căn bản về mua bán hàng hoá, thanh toán quốc tế.
- Giải thích và đánh giá được các nội dung điều khoản cần đàm phán trong hợp đồng mua bán hàng hoá (hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước) để có thể soạn thảo các hợp đồng có hiệu quả và hiệu lực.
- Thực hiện được các nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh như: tổ chức hoạt động marketing thương mại, nghiệp vụ mua hàng và lưu kho, nghiệp vụ bán hàng, nghiên cứu được thị trường, phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cụ thể.
- Soạn thảo được các chứng từ thương mại cơ bản cần thiết trong kinh doanh như: hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói...
- Có khả năng làm việc nhóm, có kỹ năng giao tiếp tốt với đồng nghiệp, đối tác.
- Có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng tiếng Anh trong hoạt động kinh doanh thương mại.
Thái độ:
- Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực và có tính kỷ luật cao, tôn trọng pháp luật.
- Có ý thức cộng đồng và tác phong làm việc của một công dân sống trong xã hội công nghiệp;
- Sẵn sàng đảm nhận các công việc được giao, thực hiện nghiêm túc các quy định tại nơi làm việc khi thực tập nghề nghiệp.
- Luôn ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của công việc.
II. CÁC MÔN HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Số lượng môn học: 40 môn
Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 92 Tín chỉ
Khối lượng các môn học chung: 435 giờ
Khối lượng các môn học chuyên môn: 1.845 giờ
Khối lượng lý thuyết: 658 giờ; Thực hành, thực tập, kiểm tra: 1.622 giờ
1. Các môn học chung:
Giáo dục chính trị, Pháp luật, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và An ninh, Tin học, Ngoại ngữ.
2. Các môn học chuyên môn:
Môn học cơ sở:
Toán cao cấp, Toán kinh tế, Pháp luật kinh doanh thương mại, Kinh tế vi mô, Nguyên lý kế toán, Nguyên lý thống kê, Quản trị học, Marketing căn bản, Ngoại ngữ chuyên ngành kinh doanh thương mại, Tư duy phản biện.
Môn học chuyên môn (Tự chọn theo định hướng chuyên môn):
Nghiệp vụ kinh doanh thương mại 1, Nghiệp vụ kinh doanh thương mại 2, Quản trị tài chính, Marketing thương mại, Quản trị chất lượng, Quản trị kinh doanh quốc tế, Đàm phán thương mại, Quản trị chiến lược, Quản trị nguồn nhân lực, Logistics và chuỗi cung ứng căn bản, Thanh toán quốc tế, Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, Thương mại điện tử, Quản trị bán lẻ.
Môn học thực tập:
Thực tập Nghiệp vụ kinh doanh thương mại 1, Thực tập Nghiệp vụ kinh doanh thương mại 2, Thực tập cuối khóa.
3. Các kỹ năng mềm học ngoại khóa:
Kỹ năng giao tiếp ứng xử trong trường và xã hội, Kỹ năng làm việc nhóm, Kỹ năng thuyết trình, trình bày, Kỹ năng phỏng vấn, tìm việc làm, Kỹ năng khởi nghiệp
III. VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP
Sau khi tốt nghiệp, người học có thể làm việc ở các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại (tập đoàn đa quốc gia, công ty liên doanh, tổ chức tài chính, các doanh nghiệp Việt Nam có hình thức kinh doanh, sản xuất hay cung cấp dịch vụ đến khách hàng trong nước và quốc tế...). Một vài cơ hội nghề nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại có thể kể đến như: nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng, nhân viên thanh toán quốc tế, nhân viên marketing thương mại,...
Cơ hội phát triển nghề nghiệp: Sau một thời gian làm việc tích lũy đủ kinh nghiệm và có đủ năng lực, điều kiện theo qui định, người học chuyên ngành kinh doanh thương mại có thể đảm nhiệm vị trí quản lý: Trưởng phòng kinh doanh, Giám đốc kinh doanh,…
IV. ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP
Sinh viên ngành Kinh doanh thương mại được công nhận tốt nghiệp nếu hội đủ các điều kiện sau:
Người học được công nhận tốt nghiệp, nếu hội đủ các điều kiện sau:
- Được công nhận là Người học hệ chính quy của trường theo đúng ngành cấp bằng tốt nghiệp;
- Hoàn tất các môn học theo đúng chương trình giáo dục quy định và tích lũy đủ số tín chỉ quy định của ngành đào tạo;
- Đạt chuẩn trình độ ngoại ngữ theo quy định của trường;
- Đạt chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất;
- Tại thời điểm xét điểm tốt nghiệp, Người học không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không bị kỷ luật từ mức đình chỉ học.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
NGÀNH LOGISTICS
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Mục tiêu chung
Chương trình cử nhân kinh tế chuyên ngành Logistics Trường Cao đẳng Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đào tạo được người học tốt nghiệp chuyên ngành Logistics Trường Cao đẳng Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh đạt chuẩn đầu ra có kiến thức, thành thạo kỹ năng về lĩnh vực chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp, có thái độ phù hợp với công việc, có khả năng tự học tập, có khả năng làm việc và thăng tiến trong môi trường làm việc quốc tế, và có khả năng hội nhập cao khi tham gia thị trường lao động khu vực và quốc tế.
2. Mục tiêu cụ thể
Kiến thức:
- Có kiến thức về chính trị, kinh tế, xã hội làm nền tảng để nghiên cứu các môn nghiệp vụ về Logistics để có khả năng tổ chức các hoạt động Logistics tại doanh nghiệp.
- Có kiến thức chuyên môn để giải quyết những vấn đề liên quan đến công tác các hoạt động giao nhận vận tải quốc tế, nghiệp vụ ngoại thương, nghiệp vụ kho hàng, nghiệp vụ phân phối hàng hóa, điều hành vận tải giao hàng... trong doanh nghiệp.
- Có kiến thức về ngoại ngữ và tin học để ứng dụng trong lĩnh vực Logistics và chuỗi cung ứng.
Kỹ năng:
- Trang bị các kỹ năng thực hành nghề nghiệp cần thiết bao gồm những kỹ năng liên quan đến nghiệp vụ kho hàng, nghiệp vụ giao nhận vận tải hàng hóa, nghiệp vụ phân phối hàng hóa, nghiệp vụ hải quan và an ninh chuỗi cung ứng… cũng như các kỹ năng thu thập, tổng hợp, tính toán, phân tích, lập kế hoạch, quản lý, điều hành hiệu quả trong lĩnh vực Logistics và chuỗi cung ứng.
- Trang bị các kỹ năng mềm cần thiết cho phát triển bản thân và nghề nghiệp.
Thái độ:
- Có đạo đức nghề nghiệp vững vàng, phẩm chất tốt để sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của xã hội trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế.
- Có ý thức và năng lực học tập suốt đời để nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn thích ứng với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội
II. CÁC MÔN HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Số lượng môn học: 36 môn
Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 94 Tín chỉ
Khối lượng các môn học chung: 495 giờ
Khối lượng các môn học chuyên môn: 1.800 giờ
Khối lượng lý thuyết: 701 giờ; Thực hành, thực tập, kiểm tra: 1.594 giờ
1. Các môn học chung:
Giáo dục chính trị, Pháp luật, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và An ninh, Tin học, Ngoại ngữ.
2. Các môn học chuyên môn:
Môn học cơ sở:
An toàn, sức khỏe và môi trường; Quản trị học; Kinh tế vi mô; Marketing căn bản; Logistics và chuỗi cung ứng căn bản; Pháp luật kinh doanh quốc tế; Địa lý kinh tế - xã hội thế giới; Định hướng nghề nghiệp.
Môn học chuyên môn:
Tiếng Anh chuyên ngành Logitics; Nghiệp vụ ngoại thương; Thanh toán quốc tế; Rủi ro & Bảo hiểm; Dịch vụ khách hàng; Hàng hóa và kỹ thuật đóng gói bao bì; Hệ thống thông tin Logistics; Giao nhận vận tải quốc tế; Marketing dịch vụ Logistics; Nghiệp vụ kho hàng; Tính toán cơ bản trong Logistics; Thực tập doanh nghiệp; Quản trị chất lượng; Nghiệp vụ phân phối hàng hóa; Điều hành vận tải giao hàng; Hải quan và an ninh chuỗi cung ứng.
Nhóm môn học chuyên môn tự chọn:
- Nhóm 1 (Chọn 1 trong 3): Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp; Giao tiếp kinh doanh; Tư duy thiết kế.
- Nhóm 2 (Chọn 1 trong 3 môn học sau): Thuế; Thị trường chứng khoán; Thương mại điện tử.
- Nhóm 3 (Chọn 2 trong 4 môn học sau): Khởi sự kinh doanh; Đàm phán thương mại; Quản trị sự thay đổi; Quản trị rủi ro.
- Môn học thực tập: Thực hành doanh nghiệp, Thực tập cuối khóa
3. Các kỹ năng mềm học ngoại khóa:
Kỹ năng giao tiếp ứng xử trong trường và xã hội, Kỹ năng làm việc nhóm, Kỹ năng thuyết trình, trình bày, Kỹ năng phỏng vấn, tìm việc làm, Kỹ năng khởi nghiệp
III. VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP
Người học tốt nghiệp đạt chuẩn đầu ra chuyên ngành Logistics Trường Cao đẳng Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu làm việc tại các bộ phận, phòng ban về dịch vụ giao nhận và Logistics, Hãng tàu, Hãng hàng không, Công ty chuyển phát nhanh, Giao hàng thương mại điện tử, Kho hàng, Trung tâm phân phối, Trung tâm Logistics, cũng như các Công ty xuất nhập khẩu, Đại lý thương mại, nhà bán lẻ, nhà sản xuất,... thuộc các tổ chức kinh tế và các cơ quan hữu quan, hoặc có khả năng tự tổ chức kinh doanh. Người học có thể đảm nhận các vị trí việc làm như là: hành chính Logistics; kinh doanh Dịch vụ Vận tải Logistics; hiện trường; dịch vụ khách hàng; vận hành Kho hàng/Trung tâm Phân phối; điều phối Vận tải/Logistics… Ngoài ra người học cũng có thể khởi nghiệp kinh doanh.
Cơ hội phát triển nghề nghiệp: Sau một thời gian làm việc tích lũy đủ kinh nghiệm và có đủ năng lực, điều kiện theo qui định, người học chuyên ngành Logistics có cơ hội thăng tiến, phát triển tới các vị trí cao hơn trong ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng…
IV. ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP
Sinh viên ngành Logistics được công nhận tốt nghiệp nếu hội đủ các điều kiện sau:
- Hoàn tất các môn học theo đúng chương trình đào tạo và tích lũy đủ số tín chỉ theo quy định của ngành học.
- Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học theo thang điểm 4 phải từ 2,00 trở lên.
- Đạt chuẩn ngoại ngữ và tin học theo quy định hiện hành của trường;
- Có chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất.
- Tại thời điểm xét tốt nghiệp, sinh viên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không bị kỷ luật từ mức đình chỉ học trở lên.
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA SINH VIÊN
4. ĐỘI NGŨ QUẢN LÝ
TRƯỞNG KHOA
ThS. Nguyễn Thị Trúc Phương
E-Mail: phuongntt@kthcm.edu.vn
Điện thoại: (028)38330731 - Ext: 11
PHÓ TRƯỞNG KHOA
ThS. Phan Nguyễn Mai Trang
E-Mail: trangpnm@kthcm.edu.vn
Điện thoại: (028)38330731 - Ext: 11
5. VĂN PHÒNG KHOA
Số điện thoại: (028)38330731 - Ext: 11
E-mail: khoaqtkd@kthcm.edu.vn
Địa chỉ: Số 33, đường Vĩnh Viễn, phường 2, quận 10, TP.HCM

